Untitled Document
Hôm nay, 5/5/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Tên nhiệm vụ So sánh hiệu lực của bốn loại thuốc trừ rầy sinh học trên lúa vụ hè thu 2009 tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Thoại Sơn tỉnh An Giang 
  Tổ chức chủ trì Chi cục bảo vệ thực vật 
  Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang 
  Cơ quan chủ quản UBND Tỉnh An Giang 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Cơ sở 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ ThS. Nguyễn THị Thư Hương 
  Cán bộ phối hợp Trương Thoại Mỹ, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Thanh Nhàn, Trương Vĩnh Thụy, Dương Quốc Trung, Ngô Hữu Toàn, Nguyễn Thanh Sang, Võ Minh Hùng, Dương Quốc Nghiêm, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Tăng Thế Hào, Huỳnh Tấn Trúc 
  Lĩnh vực nghiên cứu 40103. Cây lương thực và cây thực phẩm 
  Thời gian bắt đầu 10/06/2009 
  Thời gian kết thúc 20/11/2009 
  Năm viết báo cáo 2009 
  Số trang 31 
  Tóm tắt Đề tài: “So sánh hiệu lực của 4 loại thuốc trừ rầy sinh học trong vụ lúa hè thu 2009 tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Thoại Sơn – An Giang” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu lực của bốn loại thuốc trừ rầy sinh học có nguồn gốc từ nấm ký sinh để trừ rầy nâu hại lúa. Đồng thời, làm cơ sở để khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trên đồng ruộng, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học. Thực hiện thí nghiệm ngoài đồng ruộng tại 3 huyện Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn tỉnh An Giang với 4 chế phẩm từ nấm ký sinh để trừ rầy nâu hại lúa như: Biovip, Ometar, Bemetent và Vimetarzimm 95DP. Kiểu thí nghiệm: diện rộng, không nhắc lại. Diện tích ô: 1000m2. Gồm có 5 nghiệm thức (NT). NT1: Biivip 1,5 x 109 bào tử/g NT2: Ometar 1,2 x 109 bào tử/g NT3: Bemetent 2 x 109 bào tử/g WP NT4: Vimetarzim 1011 – 1012 bào tử/g NT5: Đối chứng Không phun Liều lượng phun xịt các loại thuốc trên theo khuyến cáo trên nhãn bao bì. Thời điểm xử lý rầy: Trong vụ xử lý 1 lần, lúc có các đợt rầy cám nở và chờ rầy có tuổi 2 đến tuổi 3 (lúc rầy có màu hơi vàng hoặc vàng). Khảo sát mật số thiên địch trước khi xử lý thuốc và 30 ngày sau khi xử lý thuốc. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy số thiên địch trước phun thuốc và 30 ngày sau khi phun thuốc ở các nghiệm thức đều có mật số tăng lên. Kết quả triển khai 3 mô hình phun thuốc trừ rầy bằng chế phẩm sinh học nấm ký sinh tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Thoại Sơn cho thấy mật số rầy trong ruộng giảm, hiệu lực cao nhất là ở thời điểm 14 đến 21 ngày sau khi phun thuốc. Tất cả 04 loại thuốc Ometar, Biovip, Bementent và Vimetazim đều có hiệu lực trên 50% tại thời điểm 14 ngày sau khi phun thuốc. Trong đó, 02 loại thuốc Ometar và Biovip có hiệu lực cao nhất > 60% ở thời điểm 14 ngày sau khi phun. Còn Bementent và Vimetarzim có hiệu lực thấp hơn < 60%. 
  Từ khoá Thuốc trừ rầy sinh học 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127